Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Nhà máy sản xuất cung cấp ván gỗ plywood tại Vietnam.

Nhà máy sản xuất cung cấp ván gỗ plywood tại Vietnam.

Nhà máy chế biến và cung cấp gỗ Veneer Liên Châu Wood xin kính chào quý khách hàng!

cung cấp gỗ Veneer


Ngoài cung cấp sản phẩm Veneer Bạch đàn chúng tôi còn có cung cấp ván gỗ plywood theo các tiêu chuẩn công nghiệp và có thể đáp ứng được gần như hầu hết các yêu cầu về thông số kỹ thuật thành phầm của quý khách hàng.

Plywood
Plywood


Plywood là một dạng thành phẩm khi kết hợp nhiều ván gỗ veneer lại với nhau thông qua các lớp keo dán và dưới sự tác động của lực ép, nhiệt độ sấy,...
Nhờ sự liên kết của các veneer mà ván gỗ plywood là môt loại vật liệu rất bền và tiện dụng trong ngành xây dựng và trang trí nội thất.
Liên Châu cung cấp hầu hết các loại Plywood thông dụng, plywood cấu trúc, plywood cốp pha phủ phim, plywood phủ veneer trang trí, plywood chịu nước,... từ nhiều nguyên liệu như Gỗ Sồi, Dầu đỏ, Thông, Okoume, Keruing, Kapur, Bulo, Bạch dương,...


Plywood

Factory production supply plywood planks in Vietnam.

Factory production supply plywood planks in Vietnam


Processing plants and provide Lien Chau Wood Veneer Greetings customers!
In addition to providing products Veneer Eucalyptus, we also offer plywood boards according to industry standards and can meet almost all the requirements of the specifications of our customers finished products.
Plywood is a form of finished products when the combination of veneer plywood together through the adhesive layer and under the influence of pressure, drying temperature, ...
Because of the alignment of the plywood veneer plywood that is a material very durable and handy in construction and interior decoration.
European Union provides the most common types of Plywood, plywood structure, film coated plywood formwork, decorative veneer plywood, waterproof plywood, ... from a variety of materials such as oak, red oil, Pine, Okoume, Keruing, Kapur, Bulo, birch, ...

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Cung cấp ván gỗ Veneer Bạch Đàn tại Hà Nội

Cung cấp ván gỗ Veneer Bạch Đàn tại Hà Nội

Trong những doanh nghiệp nhà máy chế biến gỗ Việt Nam nói chung và những nhà máy chế biến gỗ tại Hà Nội nói riêng, mõi nhà máy đều có sản phẩm thế mạnh đặc thù của riêng mình.
Liên Châu Wood với thương hiệu VinaVeneer trong nhều năm liền đã được nhiều giải thưởng và chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do khách hàng bình chọn.
Ngoài cung cấp dịch vụ sấy veneer, dán veneer và may veneer thì Cung cấp ván gỗ Veneer Bạch Đàng là một trong số những sản phẩm chủ đạo của công ty chúng tôi.

Cung cấp ván veneer Bạch Đàng
Cung cấp ván veneer Bạch Đàng

Nhà máy Gỗ Veneer Liên Châu tại Thạch Thất Hà Nội
Nhà máy Gỗ Veneer Liên Châu tại Thạch Thất Hà Nội


Liên Châu Wood nhận các đơn hàng với những tiêu chuẩn kỷ thuật đảo bảo độ ẩm, độ dày và kích thước công nghiệp theo yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.

Xin liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được phục vụ, xin cám ơn!


Provide Veneer Eucalyptus wood planks in Hanoi Vietnam
In the business of wood processing factory in Vietnam in general and wood processing factories in Hanoi in particular, each plant has specific strengths products of their own.
Lien Chau Wood brand VinaVeneer in drips years has won many awards and certificates Vietnam High Quality Goods by customer votes.
Veneer companies in Vietnamsuppliers, importers, exporters,manufacturers.
In addition to service providers veneer drying, veneer and the veneer sewing plywood Veneer Supply Bach Dan is one of the leading products of our company.
Lien Chau Wood received orders to protect the island technical standards moisture, thickness and size required by industrial customers at home and abroad.
Please contact us today to be served, thank you!


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

TOP nhà máy chế biến gỗ công nghiệp tại Việt Nam

TOP nhà máy chế biến gỗ công nghiệp tại Việt Nam.

Với thương hiệu Vina Veneer, năm 2015 Liên Châu Wood tự hào được xếp hạng TOP 20 Doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ lớn nhất Việt Nam do Hiệp Hội doanh nghiệp Gỗ Việt Nam và Phòng Công nghiệp Thương mại xếp hạng, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng của quá trình phấn đấu không ngừng của Liên Châu.

TOP nhà máy chế biến gỗ công nghiệp tại Việt Nam


Xuất phát điểm từ một xưởng xẻ gỗ nhỏ ở Thạch Thất, Hà Nội sau 5 năm hoạt động Liên Châu đã từng bước nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng trong và ngoài nước.
Liên Châu Wood chú trọng đầu từ vào nhân sự chất lượng cao kèm theo hệ thống máy móc thiế bị hiện đại.

TOP những nhà máy gỗ lớn nhất Việt Nam
TOP những nhà máy gỗ lớn nhất Việt Nam


Hiện tại Vina Veneer đang là nhà cung cấp chiến lược cho các khách hàng, đối tác tại Đài Loan, Nhật Bản,, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu.

Công ty chế biến gỗ công nghiệp lớn Việt Nam
Nhà máy gỗ ván lạng veneer Hà Nội
Nhà máy gỗ công nghiệp tại Hà Nội.



Nhận sấy gỗ gia công tại Hà Nội - Vina Veneer Liên Châu Wood

Nhận sấy gỗ gia công tại Hà Nội - Vina Veneer Liên Châu Wood.

Vina Veneer Liên Châu Wood Hà Nội xin kính chào quý khách hàng!
Hiện nay, ngoài việc bán hàng trực tiếp là Ván gỗ Veneer Bạch Đàn, Ván Gỗ Veneer các loại, Liên Châu còn cung cấp dịch vụ nhận gia công sấy, dán, may tắm ván veneer.
Với hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ nhân công lành nghề, quy trình làm việc khoa học chúng tôi tự tin có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của quý khách hàng trong ngành gỗ công nghiệp.


nhận gia công sấy, dán, may tắm ván veneer.
nhận gia công sấy, dán, may tắm ván veneer.



công nghệ sấy gỗ lò sấy gỗ lò sấy gỗ mini giá lò sấy gỗ máy sấy gỗ quy trình sấy gỗ máy sấy gỗ bóc cách tẩm sấy gỗ

Cung cấp gỗ ván ép chịu nước

Cung cấp gỗ ván ép chịu nước.

Hiện nay Liên Châu Wood đang Cung cấp gỗ ván ép chịu nước tại Hà Nội, với nhiều tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật vượt trội, sản phẩm được sản xuất và chế biến từ dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu về độ ẩm, kích thước công nghiệp, độ dầy. Nguyên liệu được lấy từ các nguồn nguyên liệu chất lượng, tuổi thọ gỗ từ 10 đến 15 năm tùy loại.
Cung cấp gỗ ván ép chịu nước
Cung cấp gỗ ván ép chịu nước
Ngoài Cung cấp gỗ ván ép chịu nước, Vina Veneer Liên Châu Wood còn cung cấp gỗ ván ép chịu nước gỗ ván ép công nghiệp giá gỗ ván ép tủ gỗ ván ép bán gỗ ván ép tấm gỗ ván ép giường gỗ ván ép gỗ ván ép giá rẻ.

Xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp để được phục vụ, Vina Veneer Liên Châu xin cám ơn!

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Cung cấp gỗ Veneer

Cung cấp gỗ Veneer

Công ty Liên Châu với thương hiệu VINA VENEER  nổi tiếng trong ngành cung cấp gỗ công nghiệp với chất lượng cao, giá cả hợp lý, phương thức mua bán và thanh toán linh hoạt, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Nhà máy Sản xuất Ván Veneer của Liên Châu cung cấp nhiều loại veneer như Bạch Đàn, Keo, Tràm, Sồi, Xoan Mộc, Xoan Đào,... cới nhiều tiêu chuẩn ký thuật về kích thước, độ dầy, độ ẩm, ... khác nhau.



Liên Châu đầu tư vào Vùng nguyên liệu gỗ Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang, ... với tuổi thọ trung bình khai thác từ 10 đến 12 năm, tái đầu tư liên tục để đảm bảo xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và thực hiện cam kết tuân thủ các quy định về đầu tư, khai thác, chế biến, xuất khẩu của nhà nước.
Hiện nay Liên Châu đã cung cấp gỗ Veneer không chỉ trong nước mà còn xuất đi Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu.













Cung cấp gỗ Veneer, Sản xuất gỗ Veneer, Cung cấp gỗ Veneer Bạch Đàn, Nhận Sấy Veneer

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Liên Châu Wood - Nhân gia công May Veneer - Join Veneer

Liên Châu Wood - Nhân gia công May Veneer - Join Veneer

Liên Châu Wood - Nhân gia công May Veneer - Join Veneer
Liên Châu Wood - Nhân gia công May Veneer - Join Veneer
Ngoài trọng tâm kinh doanh chính của Liên Châu Vina Veneer là cung cấp veneer bạch đàn thì Nhà máy gỗ Liên Châu còn nhận gia công may Veneer theo yêu cầu, đảm báo đúng kích thước tiêu chuẩn công nghiệp, đúng tiến độ và đúng yêu cầu.
Tại Liên Châu, chúng tôi đầu tư hệ thống máy móc may Veneer, Join Veneer hơn 30 máy may, có thể hoạt động 24/24, hệ thống máy tự động hóa cao có thể đáp ứng lên đến 15 container / ngày.

Liên Châu Wood - Nhân gia công Sấy Veneer

Liên Châu Wood - Nhận gia công Sấy Veneer.


Ngoài dịch vụ gia công may Veneer tại Hà Nội, Liên Châu còn cung cấp dịch vụ sấy Veneer với công suất cao, đảm bảo đúng độ ẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ giao hàng.
Tại Liên Châu Wood, ngoài hệ thống máy móc phục vụ cho các đơn hàng nội bộ, chúng tôi luôn để sẵn sàng 2 hệ thống máy máy phục vụ các đơn hàng cấp tốc, hỗ trợ khách hàng với những đơn gấp mà vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng.

Liên Châu Wood - Nhân gia công Sấy Veneer
Liên Châu Wood - Nhân gia công Sấy Veneer
Nhận sấy Veneer tại Hà Nội
Nhận sấy Veneer tại Hà Nội
Nhận gia công sấy veneer, sấy veneer, may veneer, dán veneer.

Giá thép tiếp tục tăng cao sau khi áp thuế tự vệ

Sau quyết định áp thuế nhập khẩu phôi thép và thép dài của Bộ Công Thương có hiệu lực, giá thép bán ra tại một số nhà máy cũng như bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng.


Sáng 23/3, trao đổi qua điện thoại, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thép Việt (Pomina) cho biết, dự kiến có đợt điều chỉnh giá giao hàng tại nhà máy trong vài ngày tới, ở mức 9,7 triệu đồng/tấn chưa có VAT.
Như vậy, so với hiện tại, mức giá mà Pomina dự kiến tăng thêm gần 750.000 đồng/tấn. Đây cũng là mức tăng chung của một số một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên thị trường khu vực phía Bắc và phía Nam.

Thu hút vốn vào doanh nghiệp qua những góc nhìn từ một hội nghị

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đến năm 2015 đã có 287/299 doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương được cổ phần hóa (CPH), đạt 96% kế hoạch. Tuy nhiên, nếu CPH xong mà phần vốn nhà nước vẫn nắm giữ 80 - 90% thì mục tiêu của tái cơ cấu nhằm thu hút vốn vào làm cho doanh nghiệp mạnh hơn, có cơ cấu hợp lý hơn, đổi mới quản trị và nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ khó đạt kết quả như kỳ vọng.


Mỗi doanh nghiệp một câu chuyện
Mở đầu “Hội nghị tổng kết công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch 2016 - 2020”, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 24/12/2015, ông Phan Đăng Tuất - Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương đã bất ngờ thông báo, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Hội nghị này sẽ không mang tính nghi lễ, mà nghiêng về hình thức của một hội nghị - tọa đàm - thảo luận.
Có lẽ vì thế, Báo cáo mà ông Tuất trình bày trước Hội nghị cũng thiên về hơi hướng của một bản báo cáo đề dẫn, mang tính khơi gợi những vấn đề cần đặt lên “bàn cân” cho các doanh nghiệp xem xét dưới những góc nhìn đa chiều.
Để đi đến Hội nghị này, Thường trực Ban Đổi mới đã khảo sát tại 5 tập đoàn, 7 tổng công ty và 3 công ty thuộc Bộ Công Thương. Tất cả những khó khăn, vướng mắc và cả những “tâm tư” nữa, đã được ghi chép chi tiết, tỷ mỉ. Kết quả của những chuyến đi thực tế kéo dài nhiều tháng đó được mô hình hóa lên thành một bảng sơ đồ tổng hợp.
Theo đó, quá trình CPH một doanh nghiệp có 5 bước chính, gồm: chuẩn bị, xác định giá trị, phương án CPH, IPO, thành lập công ty cổ phần. Mỗi bước đi này, doanh nghiệp đã phải đối diện với 1 hoặc nhiều trong 5 vấn đề thường gặp sau: khía cạnh pháp lý, tài chính, tái cơ cấu, người lao động, công tác quản lý.
Công phu như thế, nhưng ông Tuất vẫn lo bỏ sót, nên nhiều lần đề nghị các doanh nghiệp tham dự Hội nghị tiếp tục nêu những vướng mắc phát sinh.
Quả đúng như lời ông Tuất, những ý kiến của doanh nghiệp trong buổi hội nghị - tọa đàm - thảo luận hôm ấy, có thể nói, mỗi doanh nghiệp là một câu chuyện về con đường tái cấu trúc gian nan của mình, với những vướng mắc đặc thù riêng biệt.
Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ CPH các đơn thuộc tập đoàn trong 17 năm: Đến nay, Vinatex đã CPH xong toàn bộ 81 đơn vị và là một trong những hiện tượng hy hữu khi các đơn vị thành viên trải qua đầy đủ tất cả các nghị định hướng dẫn về CPH từ năm 1998 đến nay. 12 doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định 44 năm 1998; 17 doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định 64 năm 2002; 46 doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định 187 năm 2004; 5 doanh nghiệp làm theo Nghị định 59 năm 2011 và 01 doanh nghiệp làm theo Nghị định 189 năm 2013.
Kinh nghiệm “đầy mình” như thế, nhưng ông Trường vẫn băn khoăn, nên theo mô hình nào. Như Vinatex làm “từ dưới lên”, tức CPH các đơn vị thành viên trước, CPH công ty mẹ sau thì có ưu điểm là nhận thức về CPH của người lao động và doanh nghiệp thành viên sẽ tạo ra một sức ép tích cực đến việc CPH công ty mẹ; nhược điểm của nó là thời gian quá dài. Ngược lại, nếu làm “từ trên xuống”, tức CPH công ty mẹ trước rồi doanh nghiệp thành viên sau, có ưu điểm là nhanh, chỉ 4 - 5 năm, nhưng CPH công ty mẹ xong cũng ít tác động được đến sự thay đổi trong công tác quản trị của các doanh nghiệp thành viên. Nói rồi ông Trường kiến nghị các cơ quan quản lý cần tổng kết thành bài học kinh nghiệm để cho những doanh nghiệp cấp tổng công ty hay tập đoàn tham khảo cho quá trình CPH sau này.
EVN lại đem đến cho Hội nghị những câu chuyện “rắc rối” khác. Có 2 công ty cổ phần do EVN nắm 51% và 46% cổ phần, chỉ sản xuất máy biến áp để bán trong ngành Điện. Nhưng Nghị định 63 năm 2014 có những quy định mới về đấu thầu; theo đó “Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau” nên 2 công ty cổ phần nói trên bị loại trong mọi cuộc đấu thầu. Trong khi máy biến áp 500 kV là thành tựu công nghệ của ngành Điện nước ta.
Hành trình CPH của các doanh nghiệp ngành Điện khá nhiều gian nan. Riêng Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3), mới ở bước đầu tiên là chuẩn bị CPH đã có 2 câu chuyện tréo ngoe. Thứ nhất, vấn đề chi phí tư vấn thực hiện CPH chưa có quy định rõ ràng, dẫn đến chậm trễ. Chi phí tư vấn của Genco3 được Bộ Tài chính áp mức giá 700 triệu đồng, nhưng chi phí theo kết quả đấu thầu với giá thấp nhất đã là 2,2 tỷ đồng. Câu chuyện thứ hai liên quan đến quan hệ tài chính đặc thù. Các nhà đầu tư muốn Genco3 phải bán 51% cổ phần, nhưng các chủ nợ quốc tế lại yêu cầu EVN phải nắm giữ 51% mới bảo lãnh cho vay các dự án.
Trong suốt buổi hội nghị - tọa đàm - thảo luận, có lẽ “đau đầu” hơn cả là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, các yếu tố tăng giảm, các khoản phải thu, phải trả; là việc xử lý tài sản tồn đọng, xử lý công nợ trong quá khứ. Có những tài sản trị giá trên sổ sách 10 tỷ đồng, qua 5 - 7 năm chỉ còn 500 triệu đồng, không ai dám xác nhận; có những khoản nợ “treo” qua 4 - 5 đời giám đốc, đến khi CPH mới lộ diện, v.v và v.v... Thực là, mỗi nhà một chuyện, chẳng có cái khó nào giống cái khó nào.
Những vướng mắc trên chẳng những làm chậm quá trình CPH, mà quan trọng hơn, khi những vướng mắc, dù là vướng mắc về tài chính hay về khía cạnh pháp lý chưa được làm sạch thì khó mà thuyết phục được các nhà đầu tư mở hầu bao.
Cân nhắc thận trọng
Đích đến cuối cùng của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là thu hút được nguồn lực xã hội, đổi mới quản trị và nâng cao khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong một thị trường đã tương đối mở và liên thông mạnh mẽ với thế giới như nước ta. Do đó, dù là CPH hay thoái vốn thì phải xử triệt để vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp, có như thế, doanh nghiệp mới “hấp dẫn” hơn, thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Dũng - Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẳng định quan điểm của Chính phủ là những vướng mắc về tài sản tồn đọng, công nợ trong quá khứ dù “lùng bùng” đến mấy cũng phải xử lý bằng được. Nếu vì xử lý triệt để mà định giá doanh nghiệp dưới sổ sách thì Nhà nước sẽ “gánh” chứ không để cổ đông mới phải chịu.
Trên thực tế, đã có trường hợp như Nhà máy Bột giấy Phương Nam đã được lên phương án “khoanh lại” để việc CPH Tổng công ty Giấy thuận lợi hơn. Trên thực tế, cũng có những vướng mắc về tài chính hay khía cạnh pháp lý hiện nay chưa thể xử lý được do mâu thuẫn với các văn bản pháp lý hiện hành. Số này sẽ được đại diện Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tập hợp, ghi nhận, báo cáo Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính tới đây nghiên cứu, sửa đổi.
Mặc dù vào cuộc với tinh thần thẳng thắn, sẵn sàng đi tới cùng để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành Công Thương, phần lớn những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu đã được giải tỏa, hoặc gợi ra được hướng giải quyết. Nhưng có những vấn đề đặt ra tại Hội nghị có lẽ cũng còn phải chờ thời gian, nghĩa là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm mới xác quyết được hướng đi rõ ràng, chẳng hạn có nên CPH hay thoái vốn tại những doanh nghiệp mang tính đặc thù, tức chỉ sản xuất những sản phẩm phục vụ trong ngành? Hiện có khá nhiều doanh nghiệp đặc thù như vậy trong ngành Điện, Xăng dầu, Dầu khí hay Khoáng sản. Những doanh nghiệp loại này nên CPH, thoái vốn bao nhiêu phần trăm là “an toàn”. Nếu CPH hay thoái vốn tới mức cổ đông bên ngoài chi phối, khi họ thấy hướng kinh doanh khác hiệu quả hơn, họ rẽ lối thì hậu quả sẽ thế nào? Đây chính là nỗi lo đã được EVN trải nghiệm. Vì thế, tập đoàn này cho rằng, nếu có phải bán cổ phần các doanh nghiệp điện thì phải bán cho các nhà đầu tư có chuyên môn trong ngành Điện. Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Petrolimex cũng nói rằng, ai phê bình ông về việc chỉ định thầu thì ông chịu, chứ ông không dám để doanh nghiệp ngoài ngành “đụng” vào (thiết kế, xây dựng) kho xăng của Petrolimex.
Tập đoàn Hóa chất thì đang “băn khoăn đứng giữa hai dòng nước”, nếu bán cổ phần 37% thì không hấp dẫn cổ đông, nếu bán 51% thì phải xem xét đến những kịch bản xấu có thể xảy ra. Những kịch bản xấu là gì? Có thể sẽ ít tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, mà hướng đến phát triển bất cứ lĩnh vực nào hấp dẫn hơn; có thể là khi nắm được thị trường rồi, thì chẳng “dại” gì sản xuất nếu nhập khẩu “ngon” ăn hơn.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát (Sabeco) lại lo rằng, nếu Sabeco chỉ nắm giữ vốn điều lệ khoảng 20% ở các công ty liên kết thì sẽ khó điều hành khi thị trường biến động. Trong khi đó, theo thống kê, các công ty liên kết thuộc Sabeco hiện sản xuất tới 50% sản lượng. Sự e ngại của Sabeco là sự e ngại chung của tất cả các doanh nghiệp có mô hình tập đoàn hay tổng công ty. Nếu công ty con, hay công ty liên danh, công ty liên kết giữ cổ phần áp đảo, HĐQT của họ có quyền phủ quyết mọi quyết định của tổng công ty hay tập đoàn trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích.
Tại Hội nghị, cả nhà quản lý và doanh nghiệp đều cho rằng, nếu bán cổ phần ra bên ngoài ít quá, Nhà nước vẫn nắm giữ 80% đến 90% thì hiệu quả của CPH, thoái vốn không cao, không tác động nhiều đến thu hút nguồn lực xã hội, đến đổi mới quản trị. Việc tiếp tục bán CP ra bên ngoài là cần thiết và cấp bách.
Nhưng với những doanh nghiệp mang tính đặc thù đối với ngành, với nền kinh tế sẽ được xử lý theo kiểu “làm điểm nhân diện”; một số ít hơn có thể sẽ phải quyết định đơn lẻ, từng doanh nghiệp một và không dùng nó như một tiền lệ cho trường hợp kế tiếp.

“Đại công xưởng” Việt Nam đón thêm 4 tỷ USD vốn FDI

Cánh cửa thu hút FDI của Việt Nam đang thực sự “mở toang”, khi nhiều động thái tích cực cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục bỏ vốn vào “đại công xưởng” Việt Nam. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, con số là trên 4 tỷ USD.



Dự án Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp và Nhà máy Sản xuất bán thành phẩm giày thể thao, do Taekwang Industrial Co., Ltd. (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, vừa chính thức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Với tổng vốn đầu tư 171,4 triệu USD, đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn đầu tư vào TP. Cần Thơ trong thời gian gần đây. Vì thế, dễ hiểu vì sao, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Teakwang triển khai Dự án đúng tiến độ, cũng như quá trình hoạt động sau này.


“Chúng tôi thực sự đánh giá cao môi trường đầu tư của Cần Thơ. Chúng tôi đã đầu tư tại nhiều nơi, nhưng chưa nơi nào thủ tục đầu tư được giải quyết nhanh như tại đây”, ông Lee Hyung Jin, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Taekwang nói.
Đầu tư vào lĩnh vực da giày cũng là cách để Teakwang đón đầu cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU mang lại.
Một điều quan trọng là, với dự án này, tuy tổng vốn đầu tư không quá lớn, song cũng đã góp phần quan trọng nâng tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 3 tháng qua lên tới trên 4 tỷ USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/3/2016, trong tổng số hơn 4 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, có 2,74 tỷ USD đến từ 473 dự án đăng ký mới, tăng 125,2% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, còn có 1,29 tỷ USD đến từ 203 lượt dự án tăng vốn, tăng 107% so với cùng kỳ.
Có sự tăng đột biến lượng vốn FDI vào Việt Nam trong quý đầu năm, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là do các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào điểm đến Việt Nam. Cũng bởi vậy, ngoài dự án ở Cần Thơ vừa được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, 3 tháng qua cũng đã ghi nhận nhiều nhà đầu tư “đặt gạch” các dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Dự án Đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam tại Hà Nội, với tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD; hay Dự án Nhà máy Giấy Đại Dương, vốn đầu tư 220 triệu USD tại Tiền Giang...
Con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Không khó để tính toán điều này, bởi thông tin vừa chính thức được công bố, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về chủ trương để Samsung đầu tư Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), vốn đầu tư 300 triệu USD ở Hoàng Mai (Hà Nội). Mọi chuyện đang khá suôn sẻ và nếu không có gì thay đổi, dự án này sẽ sớm được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Trong khi đó, dù chưa có xác nhận chính thức, song khả năng Apple đầu tư Dự án Trung tâm Cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực châu Á, vốn đầu tư 1 tỷ USD là rất lớn. Có thể chưa sớm được cấp chứng nhận đầu tư, bởi còn nhiều thủ tục phải thực hiện, song đây cũng là động thái tích cực của “ông lớn” đến từ nước Mỹ.
Điều quan trọng là, dư luận kỳ vọng, khi Apple đầu tư lớn vào Việt Nam, cũng sẽ có các nhà đầu tư khác theo chân thương hiệu quả táo. Các khoản vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong R&D luôn được Việt Nam đánh giá cao và mong chờ.
Thêm nữa, cũng trong đầu tháng 3, 3 đơn vị - gồm Quỹ đầu tư Nhật Bản Creed Group, Công ty Phát Đạt và An Gia Investment đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác để triển khai Dự án River City, vốn đầu tư 500 triệu USD. Creed Group cũng đã cam kết rót 125 triệu USD, tương ứng 25% vốn, vào dự án này.
Chỉ cần tính các dự án này, thì vốn FDI vào Việt Nam cũng đã có thể tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.
Một tín hiệu quan trọng, đó là theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính trong 3 tháng đầu năm, các dự án FDI đã giải ngân được 3,5 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015. Khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và giải ngân đã ngày càng được thu hẹp, và khi vốn FDI càng được đưa vào thực hiện lớn, sẽ góp phần quan trọng tăng năng lực cho sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.